Truy cập

Hôm nay:
32
Hôm qua:
50
Tuần này:
1898
Tháng này:
8740
Tất cả:
274661

Ý kiến thăm dò

DI TÍCH LỊCH SỮ VĂN HÓA VÀ CÁCH MẠNG CHÙA VĨNH THÁI

Ngày 11/12/2022 22:22:34

Chùa Vĩnh Thái, thuộc xã Hoàng Giang, một sự kết hợp hài hòa, sơn thủy hữu tình

DI TÍCH LỊCH SỮ VĂN HÓA VÀ CÁCH MẠNG CHÙA VĨNH THÁI

XÃ HOÀNG GIANG, HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA.

Xã Hoàng Giang, Huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá mảnh đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng ; gắn với nhiều di tích mang dấu ấn lịch sữ văn hóa, tâm linh đóa là Di tích Lịch sữ văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh thái; di tích nhà thờ ba đời tiến sỹ họ lê; núi Hoàng ngưu nơi tướng quân Nguyễn Chích dấy binh chông giặc Minh thế kỷ XV

Chùa Vĩnh Thái, thuộc xã Hoàng Giang, một sự kết hợp hài hòa, sơn thủy hữu tình. Chùa được xây dựng thế kỉ XVI, ngự trên địa thế đẹp như tranh vẽ: Phía trước là cánh đồng mênh mông, trù phú, phía sau là ngọn núi Hoàng Ngưu sừng sững, như một vòng cung, ôm ấp, chở che.

Thân vương nhà Mạc, Mạc Đăng Khuê có công dựng chùa. Ông người xứ Bắc, do dâu bể, chiến tranh loạn lạc mà lánh nạn tới xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống ngày nay, rồi dựng chùa, mở làng, lập ấp, thay đổi tên họ thành Hoàng Phúc Khuê. Ngôi chùa được đặt tên Vĩnh Thái với ước muốn cầu cho quốc thái, dân an, thái bình vĩnh viễn, không còn cảnh chiến tranh tương tàn. Theo sử sách, chùa Vĩnh Thái xưa có ba dãy nhà kế tiếp gồm bái đường, chính điện và hậu cung.


Vào các ngày lễ trọng như tết Nguyên đán, lễ Thượng nguyên, lễ Phật đản, lễ Vu lan, ngày giỗ Tổ, người khắp nơi đổ về chùa như trẩy hội. Tọa lạc ở trung tâm sừng sững một ngôi tam bảo. Kiến trúc của tòa chính điện là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại với mình rồng uốn lượn và hoa văn tinh xảo nơi bậc tam cấp. Mỗi thân rồng toát lên vẻ uy nghi của đá, nét dịu dàng, mềm mại từ bàn tay tài hoa của người chạm khắc. Dấu ấn truyền thống phảng phất trong những mái ngói vút cong như nét vẽ vào không trung. Vẻ hiện đại được thể hiện ở sự vững chãi bởi vật liệu bê-tông, bởi sắc màu rạng rỡ của sơn phủ.

Không chỉ có ý nghĩa về lịch sử, văn hóa và kiến trúc, chùa Vĩnh Thái còn là một địa danh gắn liền với những giai đoạn cách mạng hào hùng. Thời kì 1930 - 1945, chùa là cơ sở cách mạng, nơi liên lạc của Xứ ủy Trung Kỳ. Giai đoạn 1939-1941 thời kì Đảng ta rút vào hoạt động bí mật, từng nuôi giấu đồng chí Nguyễn Văn Linh (sau này là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam) và các đồng chí trong xứ ủy Trung kỳ được phân công về miền Trung xây dựng thường xuyên đến chùa Vĩnh Thái gặp gỡ làm việc với các chiến sĩ cách mạng ở Thanh Hóa để xây dựng phong trào ở Miền Trung . Chùa Vĩnh Thái còn lưu giữ một kỉ vật bút tích và ảnh của đồng chí cố Tổng Bí thư, đó là lá thư đồng chí gửi cho người bạn, nói về những tháng ngày hoạt động cách mạng tại chùa Vĩnh Thái.Với truyền thống văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh thái đã được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận di tích cấp tỉnh.


Quần thể Di tích Lịch sử Văn hóa chùa Vĩnh Thái qua hàng thế kỉ tồn tại, chứng kiến bao đổi thay và thăng trầm của lịch sử. Đằng sau đức tin và tín ngưỡng tâm linh là lòng thành tâm hướng thiện, sự biết ơn, tưởng nhớ những người có công gìn giữ và tạo dựng sự bình yên, no ấm cho đất nước, quê hương. Là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, điểm đến cho du khách thập phương về nơi đất phật để cầu cho quốc thái, dân yên, chúng sinh hạnh phúc.









DI TÍCH LỊCH SỮ VĂN HÓA VÀ CÁCH MẠNG CHÙA VĨNH THÁI

Đăng lúc: 11/12/2022 22:22:34 (GMT+7)

Chùa Vĩnh Thái, thuộc xã Hoàng Giang, một sự kết hợp hài hòa, sơn thủy hữu tình

DI TÍCH LỊCH SỮ VĂN HÓA VÀ CÁCH MẠNG CHÙA VĨNH THÁI

XÃ HOÀNG GIANG, HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA.

Xã Hoàng Giang, Huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá mảnh đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng ; gắn với nhiều di tích mang dấu ấn lịch sữ văn hóa, tâm linh đóa là Di tích Lịch sữ văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh thái; di tích nhà thờ ba đời tiến sỹ họ lê; núi Hoàng ngưu nơi tướng quân Nguyễn Chích dấy binh chông giặc Minh thế kỷ XV

Chùa Vĩnh Thái, thuộc xã Hoàng Giang, một sự kết hợp hài hòa, sơn thủy hữu tình. Chùa được xây dựng thế kỉ XVI, ngự trên địa thế đẹp như tranh vẽ: Phía trước là cánh đồng mênh mông, trù phú, phía sau là ngọn núi Hoàng Ngưu sừng sững, như một vòng cung, ôm ấp, chở che.

Thân vương nhà Mạc, Mạc Đăng Khuê có công dựng chùa. Ông người xứ Bắc, do dâu bể, chiến tranh loạn lạc mà lánh nạn tới xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống ngày nay, rồi dựng chùa, mở làng, lập ấp, thay đổi tên họ thành Hoàng Phúc Khuê. Ngôi chùa được đặt tên Vĩnh Thái với ước muốn cầu cho quốc thái, dân an, thái bình vĩnh viễn, không còn cảnh chiến tranh tương tàn. Theo sử sách, chùa Vĩnh Thái xưa có ba dãy nhà kế tiếp gồm bái đường, chính điện và hậu cung.


Vào các ngày lễ trọng như tết Nguyên đán, lễ Thượng nguyên, lễ Phật đản, lễ Vu lan, ngày giỗ Tổ, người khắp nơi đổ về chùa như trẩy hội. Tọa lạc ở trung tâm sừng sững một ngôi tam bảo. Kiến trúc của tòa chính điện là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại với mình rồng uốn lượn và hoa văn tinh xảo nơi bậc tam cấp. Mỗi thân rồng toát lên vẻ uy nghi của đá, nét dịu dàng, mềm mại từ bàn tay tài hoa của người chạm khắc. Dấu ấn truyền thống phảng phất trong những mái ngói vút cong như nét vẽ vào không trung. Vẻ hiện đại được thể hiện ở sự vững chãi bởi vật liệu bê-tông, bởi sắc màu rạng rỡ của sơn phủ.

Không chỉ có ý nghĩa về lịch sử, văn hóa và kiến trúc, chùa Vĩnh Thái còn là một địa danh gắn liền với những giai đoạn cách mạng hào hùng. Thời kì 1930 - 1945, chùa là cơ sở cách mạng, nơi liên lạc của Xứ ủy Trung Kỳ. Giai đoạn 1939-1941 thời kì Đảng ta rút vào hoạt động bí mật, từng nuôi giấu đồng chí Nguyễn Văn Linh (sau này là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam) và các đồng chí trong xứ ủy Trung kỳ được phân công về miền Trung xây dựng thường xuyên đến chùa Vĩnh Thái gặp gỡ làm việc với các chiến sĩ cách mạng ở Thanh Hóa để xây dựng phong trào ở Miền Trung . Chùa Vĩnh Thái còn lưu giữ một kỉ vật bút tích và ảnh của đồng chí cố Tổng Bí thư, đó là lá thư đồng chí gửi cho người bạn, nói về những tháng ngày hoạt động cách mạng tại chùa Vĩnh Thái.Với truyền thống văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh thái đã được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận di tích cấp tỉnh.


Quần thể Di tích Lịch sử Văn hóa chùa Vĩnh Thái qua hàng thế kỉ tồn tại, chứng kiến bao đổi thay và thăng trầm của lịch sử. Đằng sau đức tin và tín ngưỡng tâm linh là lòng thành tâm hướng thiện, sự biết ơn, tưởng nhớ những người có công gìn giữ và tạo dựng sự bình yên, no ấm cho đất nước, quê hương. Là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, điểm đến cho du khách thập phương về nơi đất phật để cầu cho quốc thái, dân yên, chúng sinh hạnh phúc.