DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA VÀ CÁCH MẠNG CHÙA VĨNH THÁI, Xà HOÀNG GIANG, HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓANgày 27/09/2023 10:23:09 Chùa Vĩnh Thái được xây dựng từ thế kỷ XVI do một thân vương nhà Mạc là Mạc Đăng Khuê dựng nên. Mạc Đăng Khuê là người vùng ngoài Bắc, do dâu bể, loạn lạc của chiến tranh nên ông lánh nạn vào Thanh Hóa. Đến vùng đất xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống ngày nay, ông dựng chùa, mở làng, lập ấp và đổi họ tên thành Hoàng Phúc Khuê. Ngôi chùa ông dựng được đặt tên là Vĩnh Thái tự, với ước muốn cầu cho quốc thái, dân an, thái bình vĩnh viễn, không còn cảnh chiến tranh tương tàn, “nồi da xáo thịt”. Lúc đầu, chùa được dựng ở bãi đất lớn gần ngã ba Riềng thuộc địa phận thôn Kim Sơn, xã Hoàng Giang, song do vùng đất này có nhiều lụt bão, nên chùa được chuyển vào sát chân núi Hoàng Nghiêu. Chùa quay mặt về hướng đông, phía sau và bên phải chùa, dãy Hoàng Nghiêu như một vòng cung bán nguyệt ôm ấp chở che. Trong dãy Hoàng Nghiêu có nhiều hang động kỳ thú, nhiều thảo hoa, dị thạch. Trước chùa có sông Vị chảy qua, có quốc lộ 45 nối từ thành phố Thanh Hóa tới các huyện miền Tây của tỉnh, có nhà ga Yên Thái và những chuyến tàu lửa vào Nam ra Bắc.( Hình ảnh chùa)Chùa xưa có ba dãy nhà kế tiếp gồm:Bái đường, Chính điện và Hậu cung. Bài trí tôn tượng trong chùa cũng giống như bao ngôi chùa khác của làng quê Việt Nam. Trong chùa có hai đôi câu đối cổ rất đặc sắc:– Tranh thế sự trăm năm, bạc sân, si, sau mang hoạ vào thân. Hồi chuông cảm động chín mười phương, nam mô Phật, vợi sầu vơi bể khổ. – Niệm huyền thông ba bảy cõi, chuyển cơ giời, phù quốc thái hộ dân an. Kịch trần duyên một giấc mộng vàng, giới, định, tuệ sớm tu nhân thành Phật. Sân chùa có hồ sen và hòn non bộ, gần hồ sen có giếng nước quanh năm trong vắt. Cổng chùa có hai cây đa cổ thụ, dưới gốc đa có miếu thờ thổ thần. Chùa Vĩnh Thái, tuy không phải là ngôi chùa lớn, nhưng là chốntòng lâmquy củ, thâm nghiêm. Các ngày lễ trọng của đạo Phật được tổ chức rất trọng thể như: tết Nguyên đán, lễ Thượng nguyên, lễ Phật đản, lễ Vu lan, ngày giỗ Tổ… người khắp nơi đổ về như trẩy hội. Trong thời kỳ cách mạng 1930-1945, chùa Vĩnh Thái còn là cơ sở cách mạng của hai huyện Nông Cống, Thọ Xuân và là nơi liên lạc của Xứ ủy Trung kỳ. Chùa Vĩnh Thái trở thành cơ sở cách mạng gắn liền với một nhân vật mà dân trong vùng ai ai cũng biết, đó là cụ Nguyễn Thị Hòe (thường gọi là bà Bát Diệp hay bà Bát Mợi). Cụ Nguyễn Thị Hoè vốn dòng dõi tôn thất, ông nội của bà tham gia chống Pháp ở Ba Đình (1885-1887). Khi Ba Đình thất thủ, ông nội bà bị quản thúc tại Nga Sơn, cháu con bị bức bách không chịu nổi phải ly tán khắp nơi, cụ Hòe về làm vợ lẽ ông Bát Diệp ở Nông Cống. Ông Bát Diệp tên thật là Đào Đình Sửu, sau đổi thành Đào Đình Diệp (ông được phong Bát phẩm, nên gọi ông làBát Diệp, vì thế bà Hoè cũng được gọi là Bát Diệp), quê gốc ở Khúc Thủy, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông. Ông vốn dòng dõi nho gia, làm quan thanh liêm chính trực. Năm 1905 ông được bổ làm Thông lại phủ Nông Cống. Năm 1919, ông về hưu ngụ tại tổng Văn Xá, huyện Nông Cống và mất ở đó vào năm 1928. Cuộc đời của bàBát Mợivô cùng gian truân vất vả, con đông, chồng mất sớm. Bà sinh được chín người con, mất hai còn bảy. Con đầu là Đào Duy Anh, sau này trở thành học giả và nhà văn hóa lớn của đất nước, sáu người em đều tham gia hoạt động cách mạng, nhiều người có vị trí cao trong bộ máy cách mạng của Đảng. Khi các con của bà Bát Mợi đến tuổi trưởng thành, đi học xa, đi làm cách mạng, buồn vì cảnh cô đơn, hiu quạnh, năm 1936 bà đã bán ngôi nhà gỗ 03 gian lấy tiền cúng vào chùa và ở hẳn trong chùa. Cũng từ đấy, nhân duyên cách mạng đã đến với bà. Con trai thứ hai của bà làĐào Duy Dinh, lúc bấy giờ hoạt động cách mạng ở Vinh bị ốm nặng phải về ở với mẹ, thời gian này ông Dinh đã truyền bá tư tưởng cách mạng cho một số thanh niên có tư tưởng tiến bộ trong vùng. Các con của bà Bát Mợi cũng nhiều lần về thăm mẹ và thực hiện nhiệm vụ tại chùa Vĩnh Thái. Chùa Vĩnh Thái trở thành địa điểm liên lạc, lui tới của các chiến sĩ cách mạng ở địa phương, kể cả miền Trung. Vào năm 1938, khi thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương lên cao, diễn ra một sự kiện tập trung đông người, biểu dương lực lượng với quy mô lớn chưa từng có dưới sự lãnh đạo của các chiến sĩ cách mạng. Nhân việc chùa khánh thành các hạng mục công trình vừa mới được xây dựng, các chiến sĩ cách mạng đã phối hợp với nhà chùa tổ chức lễ khánh thành khá rầm rộ. Nhà chùa đứng ra mời các bản hội, thiện nam, tín nữ từ khắp các nơi như:hội đền Sòng, phủ Thanh Lâm (thị xã Thanh Hoá), phủ Na (Nông Cống, Như Xuân) và cả ngoài Hà Nội vào. Nhà chùa tổ chức rước kiệu, múa lân, cờ lọng, phường bát âm rầm rộ vang trời, thu hút hàng vạn người tham gia. Việc làm trên vừa khuếch trương thanh thế nhà chùa, thu hút khách thập phương lễ Phật, vãn cảnh, đồng thời cũng là dịp để các chiến sĩ cách mạng tuyên truyền, vận động, giác ngộ quần chúng. Đây cũng là cơ hội để các chiến sĩ cách mạng móc nối liên lạc, trao đổi tài liệu, kinh nghiệm và thống nhất chỉ đạo phong trào cách mạng. Từ năm 1939, thời kỳ Đảng ta rút vào hoạt động bí mật, đồng chíNguyễn Văn Linh(cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam), được phân công về miền Trung xây dựng lại Xứ ủy Trung kỳ, khoảng thời gian từ năm 1939 đến 1941 đồng chí thường xuyên đến chùa Vĩnh Thái để gặp gỡ và làm việc với các chiến sĩ cách mạng ở Thanh Hóa cho đến khi bị bắt và đày đi Côn Đảo. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹcứu nước, ga Yên Thái và trục đường 45, giao lộ giữa đường sắt, đường bộ, nơi ngày đêm có các chuyến tàu, chuyến hàng vào Nam ra Bắc, ga Yên Thái trở thành toạ độ lửa của đạn bom, pháo kích vàchùa Yên Tháicũng bị bom Mỹ san phẳng toàn bộ. Với lòng tri ân các bậc tổ sư, các chiến sĩ lão thành cách mạng, từ khi có chính sách đổi mới của Đảng, nhân dân và những người có tâm huyết lặn lội sưu tầm lịch sử, góp công, góp của từng bước khôi phục lại chùa trên nền di tích cũ. Chùa Vĩnh Thái được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa và Cách mạngtại Quyết định số 56/VHTT, ngày 01/4/1999. Từ năm 2006chùa có sư trụ trì, khuôn viên chùa từng bước được cải tạo và xây dựng có hệ thống, quy mô vừa hiện đại vừa đảm bảo được các yếu tố văn hóa truyền thống. Các công trình như: nhà thờ Tổ, lầu Quan Âm, hệ thống tượng trên núi, nhà truyền thống, giếng nước, sân chùa và hệ thống công trình phụ đã được hoàn thiện. Ngôi Đại hùng Bảo điện đã được hoàn thiện, với hai tầng quy mô, là ngôi chùa hai tầng đầu tiên ở tỉnh Thanh Hóa xứng đáng với tầm cỡ một ngôi chùa làDi tích Lịch sử – Văn hóa và Cách mạng. Chùa Vĩnh Thái sẽ mãi mãi là niềm tự hào của nhân dân xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống nói riêng và nhân dân Thanh Hóa nói chung.
Đăng lúc: 27/09/2023 10:23:09 (GMT+7) Chùa Vĩnh Thái được xây dựng từ thế kỷ XVI do một thân vương nhà Mạc là Mạc Đăng Khuê dựng nên. Mạc Đăng Khuê là người vùng ngoài Bắc, do dâu bể, loạn lạc của chiến tranh nên ông lánh nạn vào Thanh Hóa. Đến vùng đất xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống ngày nay, ông dựng chùa, mở làng, lập ấp và đổi họ tên thành Hoàng Phúc Khuê. Ngôi chùa ông dựng được đặt tên là Vĩnh Thái tự, với ước muốn cầu cho quốc thái, dân an, thái bình vĩnh viễn, không còn cảnh chiến tranh tương tàn, “nồi da xáo thịt”. Lúc đầu, chùa được dựng ở bãi đất lớn gần ngã ba Riềng thuộc địa phận thôn Kim Sơn, xã Hoàng Giang, song do vùng đất này có nhiều lụt bão, nên chùa được chuyển vào sát chân núi Hoàng Nghiêu. Chùa quay mặt về hướng đông, phía sau và bên phải chùa, dãy Hoàng Nghiêu như một vòng cung bán nguyệt ôm ấp chở che. Trong dãy Hoàng Nghiêu có nhiều hang động kỳ thú, nhiều thảo hoa, dị thạch. Trước chùa có sông Vị chảy qua, có quốc lộ 45 nối từ thành phố Thanh Hóa tới các huyện miền Tây của tỉnh, có nhà ga Yên Thái và những chuyến tàu lửa vào Nam ra Bắc.( Hình ảnh chùa)
Chùa xưa có ba dãy nhà kế tiếp gồm:Bái đường, Chính điện và Hậu cung. Bài trí tôn tượng trong chùa cũng giống như bao ngôi chùa khác của làng quê Việt Nam. Trong chùa có hai đôi câu đối cổ rất đặc sắc:– Tranh thế sự trăm năm, bạc sân, si, sau mang hoạ vào thân. Hồi chuông cảm động chín mười phương, nam mô Phật, vợi sầu vơi bể khổ. – Niệm huyền thông ba bảy cõi, chuyển cơ giời, phù quốc thái hộ dân an. Kịch trần duyên một giấc mộng vàng, giới, định, tuệ sớm tu nhân thành Phật. Sân chùa có hồ sen và hòn non bộ, gần hồ sen có giếng nước quanh năm trong vắt. Cổng chùa có hai cây đa cổ thụ, dưới gốc đa có miếu thờ thổ thần. Chùa Vĩnh Thái, tuy không phải là ngôi chùa lớn, nhưng là chốntòng lâmquy củ, thâm nghiêm. Các ngày lễ trọng của đạo Phật được tổ chức rất trọng thể như: tết Nguyên đán, lễ Thượng nguyên, lễ Phật đản, lễ Vu lan, ngày giỗ Tổ… người khắp nơi đổ về như trẩy hội. Trong thời kỳ cách mạng 1930-1945, chùa Vĩnh Thái còn là cơ sở cách mạng của hai huyện Nông Cống, Thọ Xuân và là nơi liên lạc của Xứ ủy Trung kỳ. Chùa Vĩnh Thái trở thành cơ sở cách mạng gắn liền với một nhân vật mà dân trong vùng ai ai cũng biết, đó là cụ Nguyễn Thị Hòe (thường gọi là bà Bát Diệp hay bà Bát Mợi). Cụ Nguyễn Thị Hoè vốn dòng dõi tôn thất, ông nội của bà tham gia chống Pháp ở Ba Đình (1885-1887). Khi Ba Đình thất thủ, ông nội bà bị quản thúc tại Nga Sơn, cháu con bị bức bách không chịu nổi phải ly tán khắp nơi, cụ Hòe về làm vợ lẽ ông Bát Diệp ở Nông Cống. Ông Bát Diệp tên thật là Đào Đình Sửu, sau đổi thành Đào Đình Diệp (ông được phong Bát phẩm, nên gọi ông làBát Diệp, vì thế bà Hoè cũng được gọi là Bát Diệp), quê gốc ở Khúc Thủy, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông. Ông vốn dòng dõi nho gia, làm quan thanh liêm chính trực. Năm 1905 ông được bổ làm Thông lại phủ Nông Cống. Năm 1919, ông về hưu ngụ tại tổng Văn Xá, huyện Nông Cống và mất ở đó vào năm 1928. Cuộc đời của bàBát Mợivô cùng gian truân vất vả, con đông, chồng mất sớm. Bà sinh được chín người con, mất hai còn bảy. Con đầu là Đào Duy Anh, sau này trở thành học giả và nhà văn hóa lớn của đất nước, sáu người em đều tham gia hoạt động cách mạng, nhiều người có vị trí cao trong bộ máy cách mạng của Đảng. Khi các con của bà Bát Mợi đến tuổi trưởng thành, đi học xa, đi làm cách mạng, buồn vì cảnh cô đơn, hiu quạnh, năm 1936 bà đã bán ngôi nhà gỗ 03 gian lấy tiền cúng vào chùa và ở hẳn trong chùa. Cũng từ đấy, nhân duyên cách mạng đã đến với bà. Con trai thứ hai của bà làĐào Duy Dinh, lúc bấy giờ hoạt động cách mạng ở Vinh bị ốm nặng phải về ở với mẹ, thời gian này ông Dinh đã truyền bá tư tưởng cách mạng cho một số thanh niên có tư tưởng tiến bộ trong vùng. Các con của bà Bát Mợi cũng nhiều lần về thăm mẹ và thực hiện nhiệm vụ tại chùa Vĩnh Thái. Chùa Vĩnh Thái trở thành địa điểm liên lạc, lui tới của các chiến sĩ cách mạng ở địa phương, kể cả miền Trung. Vào năm 1938, khi thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương lên cao, diễn ra một sự kiện tập trung đông người, biểu dương lực lượng với quy mô lớn chưa từng có dưới sự lãnh đạo của các chiến sĩ cách mạng. Nhân việc chùa khánh thành các hạng mục công trình vừa mới được xây dựng, các chiến sĩ cách mạng đã phối hợp với nhà chùa tổ chức lễ khánh thành khá rầm rộ. Nhà chùa đứng ra mời các bản hội, thiện nam, tín nữ từ khắp các nơi như:hội đền Sòng, phủ Thanh Lâm (thị xã Thanh Hoá), phủ Na (Nông Cống, Như Xuân) và cả ngoài Hà Nội vào. Nhà chùa tổ chức rước kiệu, múa lân, cờ lọng, phường bát âm rầm rộ vang trời, thu hút hàng vạn người tham gia. Việc làm trên vừa khuếch trương thanh thế nhà chùa, thu hút khách thập phương lễ Phật, vãn cảnh, đồng thời cũng là dịp để các chiến sĩ cách mạng tuyên truyền, vận động, giác ngộ quần chúng. Đây cũng là cơ hội để các chiến sĩ cách mạng móc nối liên lạc, trao đổi tài liệu, kinh nghiệm và thống nhất chỉ đạo phong trào cách mạng. Từ năm 1939, thời kỳ Đảng ta rút vào hoạt động bí mật, đồng chíNguyễn Văn Linh(cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam), được phân công về miền Trung xây dựng lại Xứ ủy Trung kỳ, khoảng thời gian từ năm 1939 đến 1941 đồng chí thường xuyên đến chùa Vĩnh Thái để gặp gỡ và làm việc với các chiến sĩ cách mạng ở Thanh Hóa cho đến khi bị bắt và đày đi Côn Đảo. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹcứu nước, ga Yên Thái và trục đường 45, giao lộ giữa đường sắt, đường bộ, nơi ngày đêm có các chuyến tàu, chuyến hàng vào Nam ra Bắc, ga Yên Thái trở thành toạ độ lửa của đạn bom, pháo kích vàchùa Yên Tháicũng bị bom Mỹ san phẳng toàn bộ. Với lòng tri ân các bậc tổ sư, các chiến sĩ lão thành cách mạng, từ khi có chính sách đổi mới của Đảng, nhân dân và những người có tâm huyết lặn lội sưu tầm lịch sử, góp công, góp của từng bước khôi phục lại chùa trên nền di tích cũ. Chùa Vĩnh Thái được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa và Cách mạngtại Quyết định số 56/VHTT, ngày 01/4/1999. Từ năm 2006chùa có sư trụ trì, khuôn viên chùa từng bước được cải tạo và xây dựng có hệ thống, quy mô vừa hiện đại vừa đảm bảo được các yếu tố văn hóa truyền thống. Các công trình như: nhà thờ Tổ, lầu Quan Âm, hệ thống tượng trên núi, nhà truyền thống, giếng nước, sân chùa và hệ thống công trình phụ đã được hoàn thiện. Ngôi Đại hùng Bảo điện đã được hoàn thiện, với hai tầng quy mô, là ngôi chùa hai tầng đầu tiên ở tỉnh Thanh Hóa xứng đáng với tầm cỡ một ngôi chùa làDi tích Lịch sử – Văn hóa và Cách mạng. Chùa Vĩnh Thái sẽ mãi mãi là niềm tự hào của nhân dân xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống nói riêng và nhân dân Thanh Hóa nói chung.
|